Có thể nói vải là một trong những chất liệu thường thấy nhiều nhất xung quanh chúng ta, không chỉ từ quần áo mặc hàng ngày mà còn từ chăn ga gối, balo, các loại túi đựng… Một thứ gắn liền với cuộc sống của chúng ta nhiều như vậy nhưng chắc hẳn nhiều bạn sẽ không biết chính xác vải mà chúng ta đang dùng là loại nào và chúng có công dụng ra sao. Và trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một loại vải mà chúng ta ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống nhưng có thể các bạn chưa biết tên gọi của nó. Đó là vải canvas, vậy vải canvas là gì và đượng ứng dụng ra sao thì cùng mình xem bài viết dưới đây nhé.
Canvas là gì?
Vải canvas là một loại vải có tính bền tương đối cao, thường được biết đến với những tên gọi khác như vải bố, vải bạt, vải bố thô hay vải bố canvas. Nói đến đây chắc nhiều bạn đã thấy quen thuộc hơn rồi phải không khi mà những tên gọi khác của vải canvas sẽ là những thứ mà chúng ta được nghe thấy nhiều hơn.
Vải canvas hay còn được gọi là vải bố, vải bạt, vải bố thô hay vải bố canvas
Vì tính bền khá tốt nên vải canvas được dùng khác nhiều trong việc làm balo, túi xách, giày hay thậm chí là găng tay bảo hộ – một thứ cần độ bền cao để bảo vệ cho người sử dụng. Ngoài ra, vải canvas còn có thể dùng làm buồm, bạt, lều hay căng ra để trở thành miếng vải vẽ cho các họa sỹ tranh sơn dầu.
Nguồn gốc của chất liệu vải canvas
Vải canvas có một lịch sử từ khá lâu đời với tên gọi khởi nguồn là “Canabis” – ngôn ngữ của người Ả Rập. Theo tiếng Latin thì “Canabis” có nghĩa là cây gai dầu và đây cũng chính là nguồn gốc chất liệu của vải canvas. Đến ngay nay thì ngoài chất liệu cây gai dầu, vải canvas còn được kết hợp để tạo thành từ nhiều chất liệu khác như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp.
Nguồn gốc vải canvas được dệt từ sợi cây gai dầu
Quay lại về nhiều thế kỷ trước, vào thời gian đó thì người Trung Quốc đã biết sử dụng cây gai dầu để dệt lên vải cũng như dây thừng. Tiếp tục đến năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã sử dụng chất liệu bông để cho vào dệt cùng với sợi gai dầu. Hành trình của vải canvas bắt đầu tiến xa sang các lục địa khác khi mà những người Saracens và Moors đã mang bông từ Châu Phi đến Châu Âu để sản xuất vải làm buồm cho các con thuyền vào những năm tháng của thế kỷ 18. Và sau đó vải canvas còn để dùng sản xuất các loại bằng truyền ở Mỹ vào đầu những năm của thế kỷ 20.
Một hành trình khá dài để trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất ngày nay.
Xem ngay các mẫu blazer hot nhất và bán chạy nhất trong bộ thiết kế của Maiimer tại đây
Đặc tính nổi bật của chất liệu vải canvas
Cho dù khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng ngoài những ưu điểm được đánh giá cao thì vải canvas vẫn sẽ có những nhược điểm. Vậy ưu điểm và nhược điểm của vải canvas là gì?
Ưu điểm của vải canvas
- Độ bên cao và độ chống thấm nước tốt vì vậy mà rất hữu dụng trong nhiều trường hợp.
- Dễ dàng kết hợp với các chất liệu hóa học khác để tăng thêm các tính bền, tính thấm nước cũng như bổ sung các đặc tính khác như tính chống cháy, kháng nấm mốc.
- Có khả năng giữ màu vải tốt vì vậy mà có thể sử dụng trong một thời gian mà không sợ bị phai màu.
- Là chất liệu có nguồn gốc từ sợi cotton nên rất lành tính và không gây nguy hại về sức khỏe cho người sử dụng.
- Có khối lượng tương đối nhẹ và cũng khá dễ dàng trong việc làm sạch.
- Đa dạng về gam màu sắc, cho người dùng có nhiều lựa chọn hơn khi muốn dùng để trang trí hay nâng cao tính thẩm mỹ.
Nhược điểm của vải canvas
- Vì khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ của vải canvas thường không được cao.
- Chất liệu dày nên khi giặt thì sẽ có thời gian khô lâu hơn những loại vải khác.
- Không chịu được tải của những vật quá nặng hay sắc nhọn.
Vải canvas đa dạng về gam màu sắc nhờ tác động của công nghệ
Vải canvas có bền không?
Có thể nói đây là một trong những ưu diểm nổi bật làm nên thương hiệu của vải canvas. Vải canvas có bền không? Tất nhiên rồi, siêu bền là đằng khác. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa dùng vải canvas để làm buồm thuyền cho những cuộc hành trình đầy mưa to gió lớn ở trên biển. Nói đến đây chắc các bạn cũng cảm nhận được rằng vải canvas bên như nào rồi phải không.
Vải canvas có tốt không?
Chắc chắn rồi, mình tưởng độ bền chính là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá xem một chất liệu vải có tốt hay không. Ngoài ra, sợi cây gai dầu – chất liệu chính làm nên vải canvas cũng được xem là chất liệu dệt tốt nhất trừ trước đến nay. Đến đây thì bạn có câu trả lời cho câu hỏi này rồi phải không.
Vải canvas có chống nước không?
Như mình có nhắc đến ở trên thì vải canvas thường dùng để làm cánh buồm cho thuyền, hay thậm chí là miếng vải vẽ cho nghệ sĩ tranh sơn dầu và tính chống thấm nước chính là một trong những yếu tố để giúp vải canvas được lựa chọn trong những trường hợp này. Đặc tính này có được là nhờ trong lúc sản xuất vải canvas ngoài sợi cây gai dầu thì có kết hợp thêm 35% – 65% là chất liệu cotton, một chất liệu chống thấm nước tốt thường dùng để làm lều bạt hay quần áo mưa.
Phân loại vải canvas
Dựa theo đặc tính cũng như thành phần nguyên liệu dệt vải canvas mà chúng ta có thể phân loại vải canvas theo một số cách sau đây.
Phân loại vải canvas theo nguyên liệu cấu thành
Vải canvas dệt từ sợi gai dầu
Đây cũng là nguồn gốc ban đầu để dệt ra vải canvas, tính bền của vải rất cao nhưng mặt vải lại khá thô và cứng vì vậy thường chỉ được sử dụng để làm lều bạt hay buồm thuyền. Rất khó để sử dụng chất liệu vải canvas “nguyên thủy” này để làm nên những trang phục thời trang. Nếu bạn nghe đâu đó về vải canvas hemp thì nó chính là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi gai dầu này.
Vải canvas được dệt từ sợi cây gai dầu
Vải canvas dệt từ cotton
Có thẩm mỹ cao hơn mà vẫn đảm bảo được độ bền vốn có, thêm vào đó là giá thành tương đối rẻ nên đây là chất liệu mà nhiều nhà thiết kế sử dụng để làm nên những bộ trang phục thời trang chất lượng.
Vải canvas dệt từ vải lanh
Một lựa chọn khác để dệt vải canvas là từ vải lanh, tuy nhiên đây lại là một lựa chọn không quá tối ưu khi mà giá thành dệt từ vải lanh là tương tối cao, có thể gấp 2 đến 3 lần khi dệt từ vải cotton. Là một lựa chọn nhưng cần nhiều cân nhắc.
Vải canvas dệt từ sợi tổng hợp
Sợi tổng hợp là một loại sợi nhân tạo do con người chế tạo ra. Vải canvas làm từ loại sợ này vẫn giữ được độ bền cao và được ứng dụng trong một số tình huống cụ thể trong cuộc sống
Phân loại vải canvas theo định lượng
Dựa theo định lượng cầu thành vải canvas từ hai nguyên liệu chính là cotton và polyester, chúng ta còn có thể phân loại vải canvas theo những cách sau:
- Vải canvas 14oz (100% polyester)
- Vải canvas 4oz, 6oz, 12oz (100% cotton)
- Vải canvas 12oz (65% cotton, 35% polyester)
- Vải canvas 18oz (100% cotton)
Xem ngay các mẫu váy đầm hot nhất và bán chạy nhất trong bộ thiết kế của Maiimer tại đây
Cách nhận biết vải canvas
Với những đặc trưng rất riêng của mình, vải canvas có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt hoặc sờ bằng tay. Cùng xem một số cách nhận biết vải canvas dưới đây nhé.
Nhận biết vải canvas bằng mắt hoặc tay
Một trong những đặc trưng rất riêng của vải canvas chính là vẻ bề ngoài tương đối thô do được dệt từ sợi gai dầu. Vì vậy chỉ cần nhìn qua là bạn có thể biết được đó là vải canvas.
Ngoài ra, nếu muốn chắc chắn hơn thì bạn có thể dùng tay sợ vào bề mặt vải để cảm giác được độ thô của vải, nó không hề mềm mượt như những loại vải thông thường khác.
Có thể nhận biết vải canvas bằng cách sờ tay lên bề mặt vải
Nhận biết vải canvas khi đốt
Một các nhận biêt khác và sẽ áp dụng chủ yếu cho loại vải canvas được dệt từ sợi tổng hợp như PE hay Nylon. Chất liệu này khi bị đốt sẽ có mùi khét của nhựa, bị vón thành cục và không hề có tro.
Rất dễ để nhận biết phải không, tuy nhiên mình không khuyến khích các bạn dùng phương pháp này vì nó khá nguy hiểm.
Ứng dụng của vải canvas là gì?
Ứng dụng của vải canvas trong ngành thời trang
Với màu sắc có hơi hướng vintage cổ điển thêm vào đó là độ bền bỉ tương đối cao, không quá lạ khi mà vải canvas được ứng dụng khá nhiều trong ngành thời trang và cũng trở nên khá thịnh hành.
Nhờ độ bền và khả năng chống nước tốt, vải canvas thường được dùng nhiều vào sản xuất giày dép, balo và túi xách. Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với thương hiệu giày Converse phải không, đúng vậy, những chiếc giày vải “quốc dân” của thương hiệu giày nổi tiếng này là được làm từ vải canvas.
Chiếc giày “quốc dân” Converse được làm từ vải canvas
Ứng dụng của vải canvas trong sản xuất đồ gia dụng
Một minh chứng nữa cho tính ứng dụng đa dạng của vải canvas, ngoài giày dép hay túi xách thì cũng không khó để bạn bắt gặp vải canvas từ các trang bị gia dụng trong gia đình. Ví dụ như rèm cửa hay khăn trải bàn thường được làm khá nhiều từ vải canvas. Nhưng chiếc rèm cửa dày dặn chống nắng hay những tác động tiêu cục của tia UV. Những chiếc khăn trải bàn tận dụng được tính năng chống thấm nước của vải canvas.
Nếu bạn đang có suy nghĩ sự thô cứng và màu sắc đơn điệu của vải canvas sẽ không phù hợp với đôi mắt thẩm mỹ của bạn thì bạn không cần lo lắng nữa vì với công nghệ ngày nay thì vải canvas có thể nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau để có thể thích ứng được với nhiều kiểu trang trí trong ngồi nhà của bạn.
Video hướng dẫn trang trí bằng vải canvas
Ngoài hai ứng dụng chính trên thì vải canvas còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác như làm ốp lưng điện thoại, bìa sạch, vỏ gối, sofa, đồ handmade…
Phương pháp làm sạch vải canvas
Dù là chất liệu vải gì thì cũng sẽ bị bẩn khi chúng ta sử dụng và dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn một số bước cơ bản để làm sạch vải canvas.
Bước 1: Dùng bọt biển và nước sạch làm sách vết bẩn trên vải canvas bằng cách thoa nhẹ nhàng lên vị trí bị dính bẩn.
Bước 2: Đem vải canvas cho vào nước lạnh để ngâm. Pha nước giặt xà phòng ở mức độ loãng đảm bảo vải sẽ không bị mục và ngâm vải trong vòng 5 phút.
Bước 3: Lấy vải canvas vừa ngâm ra để giặt sạch xà phòng với nước.
Bước 4: Bạn không cần vắt mà mang vải đi phơi luôn để vải có thể khô một cách tự nhiên. Có một lưu ý là bạn không nên dùng bàn là hoặc máy sấy lên vải canvas nhé vì nó có thể khiến vải nhanh hỏng.
Vải canvas có thể dễ dàng làm sạch
Trong trường hợp có những vết bẩn không thể làm sạch bằng xà phòng thì bạn có thể dùng thuốc tẩy tuy nhiên hãy chắc chắn rằng thuốc tẩy bạn chọn không có chứa Clo nhé, nó sẽ làm sợi vải của bạn rất nhanh hỏng đấy.
Bạn cũng có thể mang ra cửa hàng giặt là nhưng hãy nhớ nhắc họ là phải giặt theo chế độ của vải canvas nhé.
—
Maiimer rất cảm ơn các chị em đã dành thời gian để theo dõi các thông tin trên. Maiimer hy vọng các thông tin trên có thể giúp ích cho chị em trong việc lựa chọn trang phục cho bản thân. Chị em cũng đừng quên quay lại website của Maiimer để mua sắm và cùng xem các bộ sưu tập mới của Maiimer nhé!!!